S

seofb

Guest
Hỏi: Tôi năm nay 60 tuổi, thường hay bị khó thở và viêm họng kéo dài thì cần phải làm gì? Tôi nên dùng thuốc gì? Xin cảm ơn!Đáp: Chào bạn!Thông tin bạn cung cấp không nhiều nên khó có thể tư vấn giúp bạn là bạn bị bệnh gì, cần làm gì và dùng thuốc như thế nào. Thông thường, bạn cần cung cấp cho bác sĩ các thông tin như: Bạn hay bị khó thở kéo dài bao lâu, có kèm theo các triệu chứng khác như: ho, khạc đờm,…hay không? Khó thở chủ yếu vào thời gian nào hay khi gặp yếu tố kích thích nào?...Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ nội hô hấp để khám phổi.Còn viêm họng thường không liên quan đến bệnh khó thở. Khi viêm họng bạn sẽ có cảm giác đau, nuốt vướng,..Viêm họng có 2 thể cấp và mãn tính và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, cũng có cách điều trị khác nhau. Bạn nên đi nội soi tai-mũi-họng để được chẩn đoán bệnh.[h=2]* Lời khuyên cho người thường xuyên bị viêm họng:[/h]. Không nên ăn thức ăn nóng, uống lạnh, kiêng đồ cay, chua, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích.. Luyện tập các bài tập để tăng cường khả năng chống đỡ với bệnh tật, nên đến những nơi có không khí trong lành, tránh bụi bặm, nóng bức và khói ô nhiễm…. Không nên ở phòng điều hòa quá lâu > 2 giờ và chỉ nên để nhiệt độ > 27°C; cần có máy phun hơi nước để tạo độ ẩm trong phòng.. Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn nhiều rau xanh, hoa quả và ngủ đủ giấc.. Không nằm ngay sau khi ăn uống để tránh bị trào ngược thức ăn hay trào dịch dạ dày khiến họng bị nóng, rát. Nên nằm sau khi ăn 2h.[h=2]* Lời khuyên cho người hay bị khó thở[/h]. Khi đã được bác sĩ tìm ra nguyên nhânbị khó thở, bạn có thể thực hiện các bài tập sau để cải thiện các triệu chứng của mình.[h=3]* Thở cơ hoành:[/h]Nên tập hít thở sâu bằng cơ hoành nhiều lần trong ngày cho đến khi trở thành thói quen. Sau khi đã nhuần nhuyễn kỹ thuật ở tư thế nằm hoặc ngồi, nên tập thở cơ hoành khi đứng, khi đi bộ và cả khi làm việc nhà.
Kỹ thuật thực hiện:+ Ngồi ở tư thế thoải mái, thả lỏng cổ và vai+ Đặt 1 bàn tay lên bụng và một bàn tay còn lại lên ngực+ Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên, lồng ngực không di chuyển.+ Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào và bàn tay trên bụng có cảm giác bụng lõm xuống.[h=3]* Thở chúm môi[/h]Thở chúm môi là phương pháp giúp cho đường thở không bị xẹp lại khi thở ra nên khí thoát ra ngoài dễ dàng hơn.Kỹ thuật thực hiện:+ Tư thế ngồi thoải mái, thả lỏng cổ và vai, hít vào chậm qua mũi.+ Môi chúm lại như đang huýt sáo, thở ra bằng miệng chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.Các bài tập trên sẽ rất hữu ích cho người hay bị khó thở như bạn cũng như các bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp mãn tính: hen suyễn, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhCOPD,…
 

Giới thiệu

  • Là mạng đăng tin rao vặt miễn phí dành cho người Việt. Phương châm làm cầu nối cho phép quảng cáo rao vặt dễ dàng và hiệu quả nhất cho người đăng quảng cáo, hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng

Điều hướng

Danh mục cá nhân