Trẻ nhỏ thường rất vô tư, không để ý đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Tuy nhiên phụ huynh có thể dễ dàng quan sát các triệu chứng bệnh lý nhẹ ở trẻ. Như việc bé hay thở khò khè, có thể bé đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hoặc hen suyễn. Phòng Khám Hoàn Cầu sẽ giúp các phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân khiến bé thở khò khè và biện pháp chữa trị.

be-tho-kho-khe.jpg


1. Bé thở khò khè
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là những trường hợp dưới 6 tháng tuổi, bé thở khò khè không có nước mũi là khi bé thở có phát ra những tiếng khò khè, hoặc những âm thanh nghe không bình thường nhưng lại không có nước mũi chảy ra. Để nghe được rõ hơn, mẹ có thể áp tai vào gần cánh mũi hoặc áp tai vào gần miệng của trẻ.

Hiện tượng thở khò khè có thể dễ phát hiện hơn khi bé ngủ. Tiếng thở của bé có thể không đều và rất giống với tiếng ngáy nhẹ. Đối với một số trường hợp khó phát hiện hơn, bác sĩ có thể phải sử dụng ống nghe để nhận biết rõ tình trạng này của trẻ.

2. Các nguyên nhân khiến bé thở khò khè
Thở khò khè nhưng không có nước mũi do nhiều nguyên nhân gây ra và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

- Do chứng ngạt mũi sơ sinh: Trên thực tế nhiều trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi dễ gặp phải tình trạng này. Nếu bé chỉ ngạt mũi mà không kèm theo hiện tượng sốt thì bạn không cần quá lo lắng, hãy vệ sinh mũi cho bé để đường hô hấp được thông thoáng.

- Viêm phổi, viêm phế quản: Những trường hợp này, đường hô hấp của bé bị nhiễm trùng khiến cho tiêu phế quản hay các mô phổi bị tổn thương. Những trường hợp viêm có thể gây ra hiện tượng dịch nhầy, có mủ khiến bé thở khò khè, thậm chí là tình trạng suy hô hấp khá nguy hiểm.

- Hen suyễn: Trẻ nhỏ rất dễ nhạy cảm với một số yếu tố gây kích thích như khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa,… do hệ hô hấp của trẻ còn yếu và chưa được hoàn thiện. Những trẻ hay tiếp xúc với những yếu tố kích thích kể trên có nguy cơ cao đối mặt với chứng hen suyễn và biểu hiện là những cơn khó thở, thở khò khè.

benhhen_vn-tre-so-sinh1.jpg


- Trào ngược dạ dày, thực quản: Khi cho trẻ ăn, mẹ cũng cần hết sức lưu ý. Khi trẻ vừa ăn xong không nên đặt trẻ nằm xuống, không nên cho trẻ ăn quá nhiều, đặc biệt là về buổi tối. Những thói quen cho con ăn của các mẹ có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày, thực quản ở trẻ. Lượng thức ăn khi trẻ bị tràn lên phổi chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thở khò khè.

- Cảm lạnh: Dù là mùa đông hay mùa hè, trẻ cũng có thể phải đối mặt với tình trạng cảm lạnh. Khi bé đổ quá nhiều mồ hôi, mồ hôi có thể thấm ngược lại gây cảm lạnh. Hoặc một số trường hợp trẻ nhỏ nằm dưới nhiệt độ điều hòa thấp cũng dễ gây cảm lạnh. Lúc này bé có thể xuất hiện tình trạng thở khò khè cùng với một số triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mắt, sốt nhẹ hay ho.

- Cúm: Khi bị cúm, bé có biểu hiện sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi và có thể kèm theo biểu hiện thở khò khè.

- Trong mũi có dị vật: Khi chơi đồ chơi, trẻ có thể vô tình để dị vật lọt vào trong mũi khiến mũi trẻ bị đau, chảy máu hoặc có hiện tượng nghẹt mũi. Để hạn chế dị vật lọt vào mũi trẻ, bố mẹ không nên cho trẻ cầm những đồ vật quá nhỏ và nên quan sát cẩn thận khi con vui chơi.

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là những bệnh có liên quan đến đường hô hấp. Nếu không được điều trị kịp thời, bé có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Chuyên gia khuyên rằng, khi bé thở khò khè nhưng không có nước mũi, cha mẹ cũng không nên chủ quan mà cần liên tục quan sát và đưa con đến thăm khám kịp thời để tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm.

3. Phải làm sao khi bé thở khò khè
Những trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi bị thở khò khè, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau để cải thiện tình trạng này cho trẻ:

Cho trẻ bú nhiều bữa trong ngày: Việc cho bé bú sữa nhiều hơn và chia thành nhiều bữa trong ngày sẽ giúp bé tránh được tình trạng mất nước, khô miệng. Hơn nữa việc cho con bú nhiều lần cũng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

Lưu ý vệ sinh mũi cho trẻ: Việc vệ sinh mũi cho trẻ là rất quan trọng để đường hô hấp của trẻ luôn được thông thoáng.

nguyen-nhan-tre-tho-kho-khe.jpg


- Mẹ có thể lựa chọn rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý với nồng độ an toàn
Mẹ thử nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ và dùng khăn xô mềm để làm thông thoáng đường thở cho con. Tiếng thở khò khè sẽ không còn. Sau đây là cách vệ sinh mũi cho trẻ:

Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng đầu sang một bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, xa vạch an toàn.

Bước 2: Ấn nhẹ dứt khoát liên tục trong 2-3 giây.

Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.

Bước 4: Sau khi xịt mũi 5 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở 2 lỗ mũi.

Những trẻ lớn hơn, có thể ngồi được thì các mẹ chỉ cần nghiêng đầu trẻ sang một bên để xịt rồi xì sạch mũi là được.

- Hút dịch nhầy trong mũi cho trẻ
Trong trường hợp bé có dịch nhầy thì nên được hút sạch để đường thở của bé thông thoáng trở lại. Bố mẹ lưu ý cần vệ sinh dịch nhầy bằng những dụng cụ phù hợp và được đảm bảo tiệt trùng.

Điều chỉnh tư thế ngủ của trẻ
Nếu nằm nghiêng, nằm sấp là nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè thì lúc này mẹ chỉ cần điều chỉnh tư thế ngủ của trẻ là được. Sử dụng gối nhỏ thấp để kê đầu cho bé, thường xuyên chú ý đến tư thế đầu của bé khi ngủ để có thể xử lý kịp thời.

- Day nhẹ cánh mũi của trẻ:
Để khắc phục tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi, mẹ có thể dùng ngón tay trỏ day nhẹ cánh mũi của bé. Hành động này có thể giúp bé làm tan dịch nhầy một cách dễ dàng hơn, từ đó đường thở của trẻ sẽ trở nên thông thoáng và không còn triệu chứng thở khò khè.

Lưu ý: Mẹ nên giữ ấm vùng mũi, cổ, ngực, cho trẻ, đặc biệt là trong thời tiết giao mùa hay khi trời lạnh mùa đông. Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà không thấy hiệu quả, mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm, nhất là khi trẻ có thêm một số triệu chứng sau:

- Toàn thân tím tái, thở khò khè.

- Tình trạng thở khò khè nhưng không có nước mũi xảy ra quá lâu, khoảng 2 - 3 tuần.

- Trẻ bị hen suyễn, tiểu phế quản có dị tật bẩm sinh bị thở khò khè.

- Trẻ thở khò khè kèm theo tình trạng sốt cao, nôn trớ.

- Trẻ thở khò khè và phải gắng sức khi thở.

- Trẻ thở khò khè kèm theo mệt mỏi, thở nhanh, bỏ bú.

Bài viết chỉ mang tính tham khảo. Khi các triệu chứng kéo dài quá lâu, bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và khám chữa kịp thời. Bệnh viện Hoàn Cầu chính là một địa chỉ uy tín về khám chữa các bệnh Tai - Mũi - Họng cho trẻ nhỏ tại TP.HCM.
 

Giới thiệu

  • Là mạng đăng tin rao vặt miễn phí dành cho người Việt. Phương châm làm cầu nối cho phép quảng cáo rao vặt dễ dàng và hiệu quả nhất cho người đăng quảng cáo, hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng

Điều hướng

Danh mục cá nhân