kyle26109409

Member
11 Tháng tám 2022
84
0
6
a. Thời kỳ trước 1/7/2006

Ở nước ta, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau ra đời không đồng thời, đang trong quá trình phát triển và từng bước hoàn thiện. Quá trình phát triển của các loại doanh nghiệp cũng là quá trình từng bước hoàn thiện đối với pháp luật về thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Nhiều năm trong thời kỳ của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp, thực hiện các hoạt động kinh tế chỉ có các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa với các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Những văn bản dưới luật, đặt ý chí kế hoạch của Nhà nước lên trên hết được ban hành để điều chỉnh toàn diện, từ việc thành lập công ty, tổ chức bộ máy nhân sự, quản lý đến mọi hoạt động trong các quan hệ đầu vào, đầu ra của các đơn vị kinh tế này.

Cuối năm 1990, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân. Những đạo luật đầu tiên về doanh nghiệp này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xuất hiện và phát triển từng bước các loại doanh nghiệp của dân doanh dưới hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân. Nền kinh tế nước ta đã bước đầu hình thành và hoạt động theo mô hình kinh tế nhiều thành phần. Các nhà đầu tư nước ngoài được khuyến khích đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 1987 và sau đó là Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 với các doanh nghiệp dưới hình thức công ty TNHH. Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995 là đạo luật đầu tiên về doanh nghiệp nhà nước có nhiều quy định mới, chính thức xác định tư cách pháp lý của doanh nghiệp nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục và tăng cường quá trình sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp này.

Trên cơ sở tổng kết, đúc rút kinh nghiệm của 9 năm thực hiện Luật Công ty 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990, Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp 1999 thay thế cho hai đạo luật này. Luật Doanh nghiệp 1999, ngoài những quy định bổ sung, sửa đổi theo hướng tạo thuận lợi khuyến khích các nhà đầu tư trong nước đầu tư vào các công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân, còn bổ sung công ty TNHH một thành viên và công ty hợp danh cũng theo tinh thần khuyến khích đầu tư như vậy. Tuy nhiên, thành tựu lớn nhất của Luật Doanh nghiệp 1999 là đã ghi nhận quyền thành lập doanh nghiệp là một nội dung của quyền tự do kinh doanh, thay thế cho quan điểm quyền cho phép thành lập doanh nghiệp là quyền của Nhà nước trong cơ chế xin - cho đã tồn tại nhiều năm trước đây trong pháp luật Việt Nam. Vì thế, đạo luật này đã có tác động tích cực và có tính đột phá đến sự phát triển của doanh nghiệp, cả về số lượng và chất lượng, số lượng doanh nghiệp mới đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999, chỉ trong mấy năm đầu thực hiện đã lên đến hàng vạn, tăng gấp nhiều lần so với thời kỳ 9 năm trước đó.

Xem thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty nước ngoài trọn gói.

Hiến pháp 1992, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001 một lần nữa khẳng định quyền tự do kinh doanh, quyền tồn tại lâu dài, bình đẳng và quyền cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. “Kinh tế nhà nước được củng cố và phát triển, nhất là trong các ngành và lĩnh vực then chốt giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” (Điều 19). “Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển” (Điều 21). “Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đổi với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước”.

Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 thay thế Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995 trước hết điều chỉnh quan hệ giữa đại diện chủ sở hữu Nhà nước với những người đại diện theo uỷ quyền cho phần vốn của Nhà nước góp vào các doanh nghiệp dưới các hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần và công ty TNHH. Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 cũng quy định việc thành lập và tổ chức quản lý hoạt động của doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty nhà nước. Việc thành lập và tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức cổng ty cổ phần, công ty TNHH được điều chỉnh bằng Luật Doanh nghiệp 1999.

Đối với doanh nghiệp của nhà đầu tư trong nước (dân doanh và Nhà nước), những bảo đảm và ưu đãi đầu tư được điều chỉnh bằng Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (Sửa đổi) năm 1998.

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 cũng được sửa đổi, bổ sung ngày 9/6/2000. Đạo luật này quy định về tổ chức quản lý và hoạt động doanh nghiệp, đồng thời còn có những quy định về đầu tư cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 của Chính phủ cho phép một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.

Luật Hợp tác xã 2003 cũng được ban hành để thay thế Luật Hợp tác xã 1996.

Ngoài các đạo luật nêu trên, Nhà nước còn ban hành nhiều văn bản pháp luật khác, gọi là luật chuyên ngành, có những quy định liên quan đến việc thành lập và tổ chức quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh cụ thể như Luật Các tổ chức tín dụng 1997 (Sửa đổi, bổ sung năm 2004), Bộ luật Hàng hải 2005, Pháp lệnh Bưu chính viễn thông 2002, Pháp lệnh Luật sư 2001, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, các văn bản pháp luật về chứng khoán v.v...

Tuy nhiên, pháp luật về doanh nghiệp được ban hành để điều chỉnh từng loại doanh nghiệp chia theo nguồn gốc tài sản đầu tư vào doanh nghiệp và thuộc nhiều văn bản khác nhau như vậy đã bộc lộ những điểm bất cập. Có sự trùng lặp khi quy định về cùng một mô hình hoạt động; quy định không thống nhất, có sự phân biệt đối xử về điều kiện, thủ tục thành lập doanh nghiệp, về bảo đảm và ưu đãi đầu tư giữa nhà đầu tư trong nước thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 chỉ được thành lập theo dự án đon ngành, đơn lĩnh vực và chỉ với hình thức công ty TNHH. Sau này một số doanh nghiệp đủ điều kiện mới có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ghi nhận trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập và thực tiễn các vòng đàm phán cho việc gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam cũng như các nước có xu hướng thỏa thuận sử dụng nguyên tắc đối xử quốc gia mà theo đó, nước sở tại phải đối xử với nhà đầu tư nước ngoài không kém thuận lợi hơn so với nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài cũng phải được tự do lựa chọn các hình thức doanh nghiệp và cũng được kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực và cùng một khuôn khổ pháp lý như nhà đầu tư trong nước. Sau một số năm thực hiện trong bối cảnh có nhiều thay đổi nhanh chóng về các điều kiện kinh tế - xã hội của nền kinh tế Việt Nam và hội nhập quốc tế, những điểm bất cập của Luật Doanh .nghiệp 1999 cần phải được bổ sung, sửa đổi.

b. Thời kỳ từ 1/7/2006 đến nay

Để khắc phục những điểm bất cập của hệ thống pháp luật về doanh nghiệp như đã nêu ở phần trên, Việt Nam cần phải có một đạo Luật Doanh nghiệp mái, với những quy định mang tính nguyên tắc, thống nhất, ổn định để có thể định hướng cho nhà đầu tư trong và ngoài nước theo các mô hình doanh nghiệp cơ bản có thể có ở nước ta là các loại công ty và doanh nghiệp tư nhân, không phân biệt theo nguồn gốc tài sản đầu tư vào doanh nghiệp. Trên cơ sở đạo luật này, việc thành lập và quản lý hoạt động của doanh nghiệp trong các ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh có những đặc điểm riêng sẽ được bổ sung điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật chuyên ngành. Pháp luật về doanh nghiệp phải thực hiện được việc định hướng cho người đầu tư vào doanh nghiệp, cho các chủ doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng khi cần tư duy về doanh nghiệp phải trên cơ sở uy tín của một doanh nghiệp với tên và loại hình cụ thể, đối với một loại hàng hóa và dịch vụ cụ thể chứ không phải với cách tư duy đã tồn tại trong nhiều năm trước đây là doanh nghiệp đó của nhà nước đầu tư hay của dân doanh hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Pháp luật phải phát huy hơn nữa vai trò định hướng và là sự bảo đảm về mặt pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế nước ta. Đồng thời, đạo Luật Doanh nghiệp mới phải được xây dựng với quan điểm chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện được những cam kết trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, đặc biệt trong điều kiện nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Trong bối cảnh đó, Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, đồng thời với Luật Đầu tư và hai đạo luật này cùng có hiệu lực từ 1/7/2006. Hiện hành, Luật Đầu tư và trực tiếp là Luật Doanh nghiệp là những đạo luật chung điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp ở nước ta.
 

Giới thiệu

  • Là mạng đăng tin rao vặt miễn phí dành cho người Việt. Phương châm làm cầu nối cho phép quảng cáo rao vặt dễ dàng và hiệu quả nhất cho người đăng quảng cáo, hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng

Điều hướng

Danh mục cá nhân