Toni

Member
7 Tháng hai 2023
38
0
6
Kinh doanh theo chuỗi là gì? Đặc điểm và phân loại kinh doanh theo chuỗi? Quy định về việc đăng ký kinh doanh cho mô hình kinh doanh theo chuỗi? Những ưu - nhược điểm của loại hình kinh doanh theo chuỗi? Các yếu tố cần lưu ý khi kinh doanh theo chuỗi?


Kinh doanh theo chuỗi là mô hình kinh doanh phổ biến được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Tuy nhiên, mô hình này bên cạnh những lợi nhuận tuyệt vời nếu ” thắng “, thì bên cạnh đó mô hình kinh doanh theo chuỗi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nếu không có sự quản trị chặt chẽ.

1. Kinh doanh theo chuỗi là gì?

Kinh doanh theo chuỗi là quá trình một chủ thể kinh doanh đầu tư các nguồn lực vào một hình thức phân phối mà theo đó sở hữu và quản lý một nhóm các cửa hàng/điểm bán lẻ khác nhau, bao gồm cả cửa hàng/điểm bán lẻ hàng hóa hữu hình và dịch vụ.

2. Đặc điểm của kinh doanh theo chuỗi:

– Một hệ thống kinh doanh theo chuỗi gồm từ hai hay nhiều hơn cơ sở được sở hữu và quản lí tập trung. Với sự sắp xếp như vậy, một hệ thống thường có một trụ sở trung tâm được kết nối với hệ thống các cơ sở bán lẻ hoặc chi nhánh tọa lạc rộng khắp thị trường.


– Hệ thống kinh doanh theo chuỗi sẽ kinh doanh một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng.

– Các phần tử trong chuỗi cũng hội nhập theo chiều dọc thông qua việc duy trì các trung tâm phân phối nơi họ có thể mua từ các nhà sản xuất, dự trữ hàng hóa và từ đó phân phối cho các cửa hàng trong hệ thống.

– Các phần tử trong chuỗi có thể hội nhập theo chiều ngang, nghĩa là với việc thêm một cửa hàng mới thì toàn bộ hệ thống lại tiếp cận thêm một nhóm khách hàng mới.

>>> Xem thêm: 10 nguyên tắc vàng để đàm phán thành công trong kinh doanh


3. Phân loại kinh doanh theo chuỗi:

Theo sản phẩm kinh doanh

– Chuỗi kinh doanh/bán lẻ hàng hóa

– Chuỗi kinh doanh/bản lẻ dịch vụ

Theo lượng dịch vụ cung cấp trong chuỗi

– Chuỗi cửa hàng bán lẻ tự phục vụ

– Chuỗi cửa hàng bán lẻ cung cấp dịch vụ hạn chế

– Chuỗi cửa hàng bán lẻ cung cấp dịch vụ đầy đủ

Theo dòng sản phẩm cung ứng

– Chuỗi cửa hàng chuyên biệt

– Chuỗi cửa hàng tiện lợi

– Chuỗi cửa hàng bách hóa

– Chuỗi siêu thị

– Chuỗi trung tâm thương mại

Theo phương thức tổ chức kinh doanh

– Chuỗi cửa hàng thông thường (Regular Chain) là hệ thống cửa hàng chuỗi do một doanh nghiệp sở hữu.

– Chuỗi tự nguyện (Voluntary Chain) bao gồm một loạt các nhà bán lẻ độc lập kinh doanh cùng một mặt hàng/nhóm hàng hoặc cùng một lĩnh vực kinh doanh tự nguyện liên kết với nhau để thực hiên các hoạt động trong quá trình kinh doanh nhằm đạt được lợi thế kinh tế nhờ qui mô.

– Hợp tác xã của nhà bán lẻ

– Nhượng quyền thương mại

Theo phương thức bán hàng

– Chuỗi cửa hàng truyền thống

– Chuỗi cửa hàng hiện đại

>>> Xem thêm: GoSELL - Phần mềm quản lý bán hàng toàn diện dành cho doanh nghiệp


4. Quy định của pháp luật hiện hành về việc đăng ký kinh doanh cho mô hình kinh doanh theo chuỗi:

Với những chủ thể kinh doanh mô hình theo chuỗi thì nên thành lập doanh nghiệp dưới hình thức là Công ty trách nhiệm hữu hạn và thành lập các cơ sở/ chi nhánh kinh doanh theo hình thức địa điểm kinh doanh.

Căn cứ Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định:

“Điều 33. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh

2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh:

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

a) Mã số doanh nghiệp;

b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

3. Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.”

5. Những ưu – nhược điểm của loại hình kinh doanh theo chuỗi:

5.1 Ưu điểm của mô hình kinh doanh theo chuỗi:

– Giá cả bán ra cho khách hàng thông thường là thấp hơn so với các cửa hàng bán lẻ độc lập, do vậy thu hút khách hơn và có lợi thế cạnh tranh về giá

– Giảm chi phí quảng cáo ( hoạt động quảng cáo chỉ cần thực hiện chung cho thương hiệu )

– Khả năng phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh ( các cơ sở bù trừ doanh số cho nhau )

– Giảm thiểu nguy cơ rủi ro về nợ xấu cũng như rủi ro về quản lí tài chính

– Linh hoạt trong quá trình vận hành

– Có nhiều lợi thế trong hoạt động dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng sau bán

– Hệ thống kinh doanh theo chuỗi thực hiện các hoạt động giao dịch trực tiếp, không qua trung gian nên các dòng vận động trong kinh doanh vận động thẳng và nhanh, mang lại hiệu quả quản trị cao.

– Nếu một cửa hàng nào đó hoạt động không hiệu quả và phải đóng cửa, sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực lớn lắm đến khả năng sinh lời của toàn hệ thống bởi cách thức tính toán các chỉ tiêu tài chính của từng cửa hàng tách riêng.

5.2 Nhược điểm của mô hình kinh doanh theo chuỗi:

– Không cung cấp được cho khách hàng sự lựa chọn đa dạng và chủng loại sản phẩm hàng hóa/dịch vụ do hệ thống thường chỉ tập trung chuyên môn hóa một nhóm hoặc một chủng loại sản phẩm.

– Thiếu sự tương tác có tính chất cá nhân với khách hàng.

– Nếu hệ thống có quá nhiều chi nhánh/cửa hàng, sẽ tạo áp lực lớn cho công tác quản lí một cách hiệu quả với yêu cầu đảm bảo tính tiêu chuẩn hóa cao.

– Quản lí của từng cửa hàng có quyền lực hạn chế và thiếu tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động.

– Do tính chất mua hàng và dự trữ tập trung, nguy cơ “dự trữ chết” khá cao do nhà cung cấp khó có khả năng điều chỉnh chủng loại, số lượng, chất lượng…sản phẩm theo yêu cầu kinh doanh một cách nhanh chóng và đồng thời cho toàn bộ hệ thống.
 

Giới thiệu

  • Là mạng đăng tin rao vặt miễn phí dành cho người Việt. Phương châm làm cầu nối cho phép quảng cáo rao vặt dễ dàng và hiệu quả nhất cho người đăng quảng cáo, hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng

Điều hướng

Danh mục cá nhân