thuh

Member
7 Tháng sáu 2018
181
0
16
binhminhdigital.com
Sự khác nhau giữa “macro”, “micro” và “close up” trong nhiếp ảnh là gì? Hãy cùng tìm câu trả lời ở nội dung bài chia sẻ sau bạn nhé!

>>> Xem thêm: Fujifilm X-S10 hay Nikon D7500

Su-khac-nhau-giua-macro-micro-va-close-up-trong-nhiep-anh-2.jpg


Nghệ thuật nhiếp ảnh ‘macro’ là gì?

Trong nhiếp ảnh, khi nói đến chụp ảnh Macro là người ta muốn nói đến ảnh chụp các chủ thể nhỏ xíu vài mm đến vài cm . Thể loại ảnh Macro được phát minh bởi nhiếp ảnh gia người Đức Fritz Goro với mục đích ban đầu là để phục vụ nghiên cứu khoa học. Macro dịch ra tiếng Viêt là “vĩ mô” , có nghĩa là to lớn, ý là phóng đại những chủ thể nhỏ lên để dễ quan sát .

-Khả năng chụp Macro được biểu thị bằng độ phóng đại . Độ phóng đại 1:1 nghĩa là vật thể ở ngoài kích thước 10 mm sẽ cho ảnh kích thước đúng 10 mm ở trên film/sensor. Độ phóng đại 2:1 tương đương vật thể kích thước 10 mm sẽ cho ảnh kích thước 20 mm . Độ phóng đại 1:2 tương đương vật thể kích thước 10 mm sẽ cho ảnh kích thước 5 mm . Do kích thước của máy ảnh fullframe 35mm chỉ có 24×36 mm nên một con côn trùng kích thước khoảng 25mm sẽ cho ảnh lấp đầy khung hình , khi phóng ra ảnh lớn nhìn rất ấn tượng.

>>> Nội dung khác: Máy ảnh Nikon

Su-khac-nhau-giua-macro-micro-va-close-up-trong-nhiep-anh-5.jpg


-Thuật ngữ ‘macro’ có nghĩa là ‘lớn’, trong khi đó ‘micro’ lại có nghĩa là ‘nhỏ’. Nếu đối tượng bạn đang chụp nhỏ và bạn muốn nó trông có vẻ lớn trong bức ảnh của mình, bạn có được một góc nhìn ‘macro’ của một đối tượng ‘micro’.

Nghệ thuật nhiếp ảnh “close up” là gì?

Thuật nhiếp ảnh ‘close up’, có thể gọi là thuật nhiếp ảnh cận cảnh, là việc chụp một đối tượng như bông hoa, côn trùng trong khoảng cách gần, vì thế đối tượng ấy sẽ chiếm đầy khung hình của bạn. Nói cách khác, đó là hành động chụp cận cảnh với khoảng cách gần. Điều này có thể làm với bất cứ ống kính nào, thậm chí là một ống kính tele 300mm.

Su-khac-nhau-giua-macro-micro-va-close-up-trong-nhiep-anh-7.jpg


Thuật nhiếp ảnh ‘macro’ là một phần thiết yếu của thuật nhiếp ảnh ‘close up’. Tuy nhiên, thuật nhiếp ảnh ‘close up’ không phải lúc nào cũng là thuật nhiếp ảnh ‘macro’. Ví dụ, nếu bạn có một ống kính không phải ống kính macro thật sự, mà chỉ có thiết lập chế độ macro (như rất nhiều dòng máy compact ngày nay), thì tác phẩm của bạn thường sẽ là ‘close up’, chứ không phải là macro chính thống.

Su-khac-nhau-giua-macro-micro-va-close-up-trong-nhiep-anh-8.jpg


Điểm khác biệt giữa thuật nhiếp ảnh macro và close up?

Chụp được những chi tiết nhỏ nhất, đến từng chân tơ kẽ tóc, là một trong những điểm khác biệt chính của thuật nhiếp ảnh macro / micro so với close up.
Những ống kính macro có lí do để có giá đắt. Bởi vì, một ống kính macro thật sự cho phép người chụp có được những chi tiết cụ thể hơn những cái khác có thể làm được. Ví dụ, râu của một loài côn trùng, hay những mắt đơn cấu tao nên mắt kép của một số loài côn trùng.

Su-khac-nhau-giua-macro-micro-va-close-up-trong-nhiep-anh-4.jpg


Cách phân biệt một ống kính macro thật sự?

Một ống kính macro phải có độ phóng đại ít nhất là 1:1. Độ phóng đại này thường được viết trên ống kính hoặc trong tài liệu hướng dẫn kèm theo. Trên phương diện kỹ thuật, tỉ lệ này được đo bằng kích thước đối tượng xuất hiện trên cảm biến của máy ảnh. Một ống kính với độ phóng đại 1:1 có nghĩa là đối tượng xuất hiện với kích thước như ngoài đời thật trên cảm biến. Một ống kính macro với độ phóng đại 2:1 cho phép đối tượng trên cảm biến lớn hơn 2 lần so với thực tế. Tương tự, một ống kính 1:2 sẽ cho hình ảnh trên sensor chỉ bằng một nửa kích thức thật. Vì thế ống kính 1:2 không phải là ống kính macro thật sự.

Nguồn: https:/tincongnghe.net.vn/may-anh/su-khac-nhau-giua-macro-micro-va-close-up-trong-nhiep-anh.html
 

Giới thiệu

  • Là mạng đăng tin rao vặt miễn phí dành cho người Việt. Phương châm làm cầu nối cho phép quảng cáo rao vặt dễ dàng và hiệu quả nhất cho người đăng quảng cáo, hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng

Điều hướng

Danh mục cá nhân