giangmy1993

Member
9 Tháng năm 2022
52
0
6
Làm răng là phương pháp được rất nhiều khách hàng lựa chọn để đảm bảo được nhu cầu ăn uống của răng miệng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, do quá trình sinh hoạt không đúng cách, nhiều khách hàng gặp phải các tình trạng như răng giả bị hôi, đau nhức, buốt. Đây cũng không phải là tình trạng hiếm gặp đối với các khách hàng làm răng giả. Trong bài viết này beamdental.vn sẽ giúp giải đáp các thắc mắc về làm răng giả, nguyên nhân gây ra tình trạng hôi, đau nhức, buốt và cách khắc phục. Hãy theo dõi nhé!

Nguyên nhân khiến răng giả bị hôi, đau nhức và ê buốt​

Răng giả bị hôi, đau nhức, buốt do đâu?
Răng giả bị hôi, đau nhức, buốt do đâu?

Nguyên nhân khiến răng giả bị hôi​

– Bệnh nhân đã bị hôi miệng từ trước khi làm răng giả:​

Đối với các bệnh nhân mắc các bệnh lý như bệnh trào ngược dạ dày, viêm xoang,… cũng phát ra những mùi hôi và đi ra từ khoang miệng. Hoặc trường hợp bệnh nhân đã bị hôi miệng từ trước, khi làm giả thay thế cho các răng bị mất, các chất dịch hay nước bọt tiết ra tác động vào răng giả và khiến tình trạng hôi miệng và răng giả bị hôi nặng hơn.

– Vệ sinh răng miệng không đúng cách​

Một trong những nguyên nhân dễ thấy nhất đó chính là quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách, các mảng bám hay thức ăn thừa không được làm sạch kỹ, còn sót lại trong kẽ chân răng, lỗ răng sâu, bề mặt lưỡi có thể gây ra các hiện tượng như sâu răng, viêm nha chu nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng răng giả bị hôi.

– Bản chất của phương pháp trồng răng giả tháo lắp​

Với những khách hàng sử dụng phương pháp trồng răng giả tháo lắp khó tránh khỏi tình trạng răng giả bị hôi. Hàm giả có thể bị ngấm nước bọt trong quá trình đeo và gây ra các mùi hôi khó chịu, do đó đòi hỏi phải vệ sinh thường xuyên để giảm thiểu khả năng bị hôi miệng. Ngoài ra, phương pháp này còn có những nhược điểm như làm teo nướu, hư hỏng răng thật.

– Chất lượng răng sứ không đảm bảo​

Chất lượng của răng sứ là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiện tượng răng giả bị hôi. Đối với phương pháp trồng răng cầu sứ, phải mài thêm ít nhất 2 răng bên cạnh để làm răng nâng đỡ. Do đó, nếu sử dụng răng sứ kém chất lượng hay răng sứ kim loại để làm sẽ có khả năng ảnh hưởng đến răng nâng đỡ và nướu thật.

Cộng thêm sự tác động của nước bọt, thực phẩm hàng ngày,… sẽ làm sườn kim loại của răng giả kim loại bị biến chất ảnh hưởng trực tiếp lên răng thật và nướu gây ra tình trạng hôi miệng.

– Kỹ thuật phục hình răng không tốt​

Nếu răng được làm bởi bác sĩ có kỹ thuật phục chưa tốt, quá trình lắp răng giả chưa sát với nướu khiến cho thức ăn trong quá trình ăn uống bị kẹt vào, khó có thể làm sạch được. Sau 1 thời gian vi khuẩn sinh sôi cũng gây ra tình trạng hôi miệng.

– Chế độ ăn uống không hợp lý​

Các loại thực phẩm như hành, tỏi, hẹ,… khi nạp vào cơ thể cũng gây ra tình trạng hôi miệng.

Nguyên nhân khiến răng giả bị đau nhức, ê buốt​

Nguyên nhân khiến răng giả bị đau nhức, ê buốt
Nguyên nhân khiến răng giả bị đau nhức, ê buốt

– Không được điều trị các bệnh lý về răng miệng trước khi trồng răng giả​

Trước khi thực hiện bất cứ phương pháp làm răng nào cũng cần kiểm tra và xử lý những bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tuỷ, viêm nướu, viêm nha chu,…. Bởi vì môi trường răng miệng nếu bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng tới tình trạng răng giả sau này, gây đau nhức, tình trạng viêm nặng hơn, khó lành vết thương,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Đặc biệt, những trường hợp trồng răng sứ thẩm mỹ chất lượng răng thật rất quan trọng, nếu răng nhạy cảm, cùi răng bị bệnh lý chưa điều trị dẫn đến hậu quả phải tháo răng sứ phục hình răng lại từ đầu.

– Chất liệu răng giả kém chất lượng​

Cũng giống như tình trạng răng giả bị hôi, chất lượng của răng giả là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp lên răng thật và nướu gây ra tình trạng kích ứng nướu, đau nhức, khiến răng giả không duy trì được lâu.

– Kỹ thuật trồng răng không chuẩn xác​

Răng giả tháo lắp nếu làm không khớp sẽ gây đau nhức và ảnh hưởng đến các răng kế bên.

Trồng răng sứ nếu mài răng nhiều ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật, mão sứ không sát khít, trở thành nơi thức ăn bám vào gây sâu chân răng thật, xuất hiện tình trạng đau nhức răng, khớp cắn không đồng đều ăn nhai gây cộm cứng, đau khớp khi ăn nhai, ảnh hưởng đến răng kế cận.

– Chăm sóc răng miệng không tốt​

Sau khi trồng răng giả, bệnh nhân cần phải chăm sóc răng thường xuyên bằng các dụng cụ chuyên dụng như chỉ nha khoa, tăm nước,… để đảm bảo vệ sinh cho răng miệng, nếu không chăm sóc – vệ sinh răng miệng kỹ khiến vi khuẩn bám vào quanh răng làm chân răng yếu đi.

Cách xử lý khi răng giả bị hôi, đau nhức, ê buốt​

Cách xử lý răng giả bị hôi:​

Xử lý răng giả bị hôi bằng những biện pháp nào?
Xử lý răng giả bị hôi bằng những biện pháp nào?
Để tìm ra được phương pháp khắc phục hiệu quả và tốt nhất bạn nên đến phòng khám uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn và kỹ thuật kiểm tra và xác định nguyên nhân chính xác nhất.

– Nếu trồng răng giả tháo lắp gây ra tình trạng hôi miệng và không được chắc chắn, tuổi thọ thấp, có thể ảnh hưởng đến các răng bên cạnh thì bạn có thể tham khảo phương pháp trồng răng implant để khắc phục các tình trạng này.

– Nếu răng sứ bạn đang trồng chưa tốt gây ra tình trạng hôi miệng thì nên đổi sang một loại mão sứ mới chất lượng hơn.

– Trường hợp hôi miệng do bệnh lý toàn thân thì bạn cần phải đến bệnh viện để điều trị triệt để.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể tự xây dựng một thói quen chăm sóc răng miệng phù hợp để tránh các tác nhân gây hôi miệng từ bên ngoài như:

– Bảo quản răng giả tháo lắp đúng cách, vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, khuyến cáo nên sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng, có thể sử dụng thêm tăm nước để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn mảng bám và thức ăn thừa trên răng, thường xuyên súc miệng bằng nước súc miệng.
=>> Tham khảo thêm kiến thức về nha khoa tại Beamdentallangmoi.vn
 

Giới thiệu

  • Là mạng đăng tin rao vặt miễn phí dành cho người Việt. Phương châm làm cầu nối cho phép quảng cáo rao vặt dễ dàng và hiệu quả nhất cho người đăng quảng cáo, hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng

Điều hướng

Danh mục cá nhân