kyle26109409

Member
11 Tháng tám 2022
84
0
6
Khái niệm vụ việc cạnh tranh

Cạnh tranh là một khái niệm gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Theo Từ điển Kinh doanh của Anh năm 1992, “cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Từ điển Tiếng Việt Bách khoa tri thức phổ thông cũng có cách giải thích cạnh tranh tương tự, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh bằng các cách thức phù hợp với các quy định pháp luật và các chuẩn mực đạo đức kinh doanh thông thường.

Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.

Cạnh tranh không lành mạnh là cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam, hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm 9 nhóm hành vi sau:

1) Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
2) Xâm phạm bí mật kinh doanh;
3) Ép buộc trong kinh doanh;
4) Gièm pha doanh nghiệp khác;
5) Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
6) Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
7) Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
8) Phân biệt đối xử của hiệp hội;
9) Bán hàng đa cấp bất chính.

Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.

Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh. Theo pháp Luật Cạnh tranh, các vụ việc hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh đều phải được điều tra thông qua một thủ tục chặt chẽ: điều tra sơ bộ và điều tra chính thức. Đối với các vụ việc hạn chế cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết thông qua Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; đối với các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ quyết định xử lý trên cơ sở quyết định điều tra. Vụ việc cạnh tranh được phát sinh từ việc tổ chức, cá nhân khiếu nại đến Cơ quan quản lý cạnh tranh khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh.

Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có bổ sung 1 số điểm mới khi thành lập công ty.

Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã thừa nhận quyền tự do kinh doanh và phát triển của kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam, đặt cơ sở cho cạnh tranh giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau. Cùng với Hiến pháp năm 1992, nhiều văn bản pháp luật khác của Việt Nam như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Du lịch, Luật Viễn thông v.v... đã góp phần tạo dựng khung pháp lý cần thiết cho việc thực hiện các quyền đó của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, kể từ khi cạnh tranh được thừa nhận, các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp đã xuất hiện, làm ảnh hưởng tới quyền kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, tác động tiêu cực tới môi trường kinh doanh, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Sự ra đời của Luật Cạnh tranh năm 2004 đã tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết cho việc xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, kiểm soát hiện tượng độc quyền trong kinh doanh thông qua quá trình điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh.
 

Giới thiệu

  • Là mạng đăng tin rao vặt miễn phí dành cho người Việt. Phương châm làm cầu nối cho phép quảng cáo rao vặt dễ dàng và hiệu quả nhất cho người đăng quảng cáo, hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng

Điều hướng

Danh mục cá nhân