kyle26109409

Member
11 Tháng tám 2022
84
0
6
Phương án phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã do Thấm phán quyết định. Điều đó được thể hiện trong nội dung của quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Việc thực hiện phương án phân chia tài sản là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Trong quá trình thực hiện phương án phân chia tài sản, theo đề nghị của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán có thể ra quyết định cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện một số hoạt động cần thiết cho việc thanh lý tài sản hoặc làm tăng thêm khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó nhằm mục đích tối đa hóa khả năng thanh toán nợ. Cũng theo quyết định của Thẩm phán, Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý theo đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá.

Vào thời điểm mở thủ tục thanh lý, các khoản nợ chưa đến hạn được xử lý như các khoản nợ đến hạn nhưng không được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn.

Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.

Thứ tự phân chia tài sản của một doanh nghiệp, hợp tác xã được thực hiện như sau:

1) Các khoản nợ có bảo đảm và có bảo đảm một phần được ưu tiên thanh toán so với các khoản nợ được xác định trong phương án phân chia tài sản. Khi có quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố xác lập trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó; nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị của tài sản thể chấp hoặc cầm cố lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã.

2) Trước khi thực hiện việc phân chia tài sản, nếu doanh nghiệp đã được Nhà nước áp dụng các biện pháp đặc biệt về tài sản ( như đầu tư vốn, máy móc, trang thiết bị, điều hòa nợ...) để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được mà phải áp dụng thủ tục thanh lý thì Tòa án phải quyết định hoàn trả giá trị tài sản đã được áp dụng biện pháp đặc biệt cho Nhà nước. Cụ thế là, nếu áp dụng biện pháp đặc biệt về tài sản là tiền, thì Tòa án phải ra quyết định hoàn trả đúng số tiền được Nhà nước đầu tư mà không tính lãi. Neu áp dụng biện pháp đặc biệt về tài sản là động sản, bất động sản mà không phải là tiền (như quyền sử dụng đất, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, ...) thì Tòa án phải quyết định hoàn trả cho Nhà nước giá trị tài sản đó theo giá tại thời điểm áp dụng biện pháp đặc biệt, trừ trường hợp Nhà nước có quy định khác hoặc giữa Nhà nước và doanh nghiệp, hợp tác xã có thoả thuận khác về việc hoàn trả này.

3) Việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã được thực hiện theo thứ tự ưu tiên đã được Thẩm phán quyết định trong phương án phân chia tài sản. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã dùng để thanh toán phí phá sản;

Thứ hai, giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được trả cho các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

Thứ ba, giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã dùng để thanh toán các khoản nợ không có bảo đảm của các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc, nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.

Đối với các khoản nợ chưa đến hạn vào thời điểm mở thủ tục thanh lý được xử lý như các khoản nợ đến hạn, nhưng không được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn.
Các khoản nợ thuế đối với nhà nước cũng được hiểu là các khoản nợ không có bảo đảm và cũng được thanh toán theo thứ tự như trên.

Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về xã viên hợp tác xã; chủ doanh nghiệp tư nhân; các thành viên của công ty; các cổ đông của công ty cổ phần; chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.

Thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam cần những gì?

Là các doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn nên khi xác định tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thi ngoài các tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tài sản đó còn bao gồm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản hoặc đã thực hiện xong phương án phân chia tài sản, Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản.
 

Giới thiệu

  • Là mạng đăng tin rao vặt miễn phí dành cho người Việt. Phương châm làm cầu nối cho phép quảng cáo rao vặt dễ dàng và hiệu quả nhất cho người đăng quảng cáo, hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng

Điều hướng

Danh mục cá nhân