hungk94

Member
23 Tháng năm 2019
518
0
16
Có thể nói việc mang thai và sinh con là điều thiêng liêng và cao quý nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho phụ nữ. Tuy nhiên, ngoài niềm hạnh phúc lớn lao khi có một sinh linh bé nhỏ đang bên cạnh thì phụ nữ cũng phải đối mặt với những bệnh thai sản cả trong và sau thời kì mang thai.

Xem thêm: Bài thuốc chữa bệnh thai sản


1. Bệnh thai sản là gì?
Bệnh thai sản chỉ chung các loại bệnh trong và sau thai kỳ của phụ, nó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là do trong thời kỳ mang thai cơ thể người mẹ có những biến đổi về hoocmon cũng như sau khi sinh cơ thể suy nhược dẫn đến cơ hội cho nhiều chứng bệnh xảy ra.

2. Nguyên nhân của bệnh thai sản trong thai kỳ
Khi mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ giảm hơn so với trước khi mang thai vì lúc này hệ miễn dịch đang tập trung bảo về sức khỏe thai nhi.
Vì vậy, phụ nữ mang thai dễ mặc bệnh hơn, đến từ nhiều nguyên nhân hơn. Tùy thuộc vào mỗi loại bệnh thai sản khác nhau sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến một số căn bệnh thai sản thường gặp trong quá trình mang thai sau đây nhé.

Bệnh thai sản: Thiếu máu
[IMG]

Bệnh thai sản: Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu, thường do các bệnh lý về máu hoặc nhiễm giun móc nhưng đối với phụ nữ mang thai, thiếu máu chủ yếu do nguyên nhân thiếu sắt.

Bệnh thai sản: Tiền sản giật
Tiền sản giật là một căn bệnh thai sản nguy hiểm chiếm từ 6 – 8% trong số phụ nữ mang thai, bệnh xảy ra chủ yếu ở những người mang thai lần đầu. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do:

  • Do di truyền: Trong gia đình có người bị tiền sử bệnh tiền sản giật.
  • Do trước đó mắc một số bệnh lý như: Bệnh tiểu đường, máu khó đông, cao huyết áp, thận,…
  • Trong quá trình mang thai thai phụ mắc bệnh béo phì.
  • Dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý gây thiếu chất cũng có thể khiến bị tiền sản giật khi mang thai.
Bệnh thai sản: Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và chỉ xảy ra trong quá trình mang thai. Nguyên nhân của bệnh thai sản này là hiện tượng

  • Khi mang thai các hormone của nhau thai là rối loạn việc sản xuất insulin để điều hòa glucose trong máu.
  • Tụy cần phải sản xuất nhiều insulin hơn tuy nhiên khi không đủ lượng insulin cần thiết thì lượng glucose trong máu sẽ tăng cao dẫn đến đái tháo đường thai kỳ.
-Bệnh thai sản: Viêm âm đạo do nấm
Viêm âm đạo do nấm là căn bệnh khác phổ biến và thường gặp ở phụ nữ trong quá trình mang thai. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này là do:

  • Do các vi khuẩn và virut gây bệnh: Nấm Candida, tạp trùng hoặc một số loại virus, vi khuẩn gây các bệnh xã hội khác như xoắn khuẩn Lậu, Giang mai…là nguyên nhân gây bệnh.
  • Do thói quen trong sinh hoạt như: Thường xuyên dùng kháng sinh, thụt rửa âm đạo hay đặt thuốc âm đạo kéo dài, sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh để tắm rửa. Hoặc do trong sinh hoạt sử dụng các dụng cụ tránh thai không đảm bảo vệ sinh.
Ngoài những bệnh kể trên, trong thời kỳ mang thai, bà mẹ còn có nguy cơ mắc những bệnh như:
Bệnh hen suyễn, trầm cảm, mun rộp do Virus Herpes simplex, viêm cầu thận, viêm gan siêu vi B… tất cả những bệnh đó đều gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi do đó cần tìm hiểu kĩ dấu hiệu bệnh và biện pháp điều trị để nắm bắt cũng như phòng bệnh hiệu quả nhất.

3. Triệu chứng và biến chứng của bệnh Bệnh thai sản: Thiếu máu
  • Dấu hiệu nhận biết: Da xanh tái, yếu ớt, cơ thể mệt mỏi, dễ bực tức, khó thở, nhức đầu hoa mặt chóng mặt… một số phụ nữ khi thiếu máu nặng sẽ thích ăn những thứ như đất sét, cát, phấn…
  • Biến chứng: Căn bệnh thai sản này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sinh non, trẻ sinh ra thiếu cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển hoặc gây ra chứng trầm cảm sau sinh đối với các bà mẹ.
Bệnh thai sản: Tiền sản giật
  • Dấu hiệu nhận biết: Huyết áp cao, phù mặt, chân tay, đau đầu dai dẳng kèm nôn nửa, phụ nữ có thai cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh sớm nhất.
  • Triệu chứng: Bệnh thai sản này có thể gây cho người mẹ tổn thương gan, thận, rối loạn đông mát, co giật trước trong và sau khi sinh làm thai nhi chậm phát triển, suy thai thậm chí gây chết cho thai nhi.
[IMG]

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh thai sản: Tiền sản giật

Bệnh thai sản: Đái tháo đường thai kỳ
  • Biểu hiện và dấu hiệu nhận biết: Bên cạnh đó, các biểu hiện đái tháo đường cũng tương tự các biểu hiện khi mang thai như mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần… nên rất khó khăn trong việc chuẩn đoán.
  • Triệu chứng nguy hiểm: Đái tháo đường thai kỳ là bệnh thai sản khá nghiêm trọng đối với phụ nữ khi mang thai, làm gia tăng nguy cơ mặc các bệnh như tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiểu thậm chí là nguy cơ cao mắc tiểu đường trong tương lai.
Bệnh thai sản: Viêm âm đạo do nấm
Biểu hiện và dấu hiệu nhận biết: Âm đạo có nhiều huyết trắng, váng đục như sữa đông, các cảm giác như ngứa ngáy khó chịu, đau rát …
Biến chứng nguy hiểm: Nếu tình trạng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sinh sản của bà mẹ.

4. Cách điều trị bệnh thai sản Đông y

5. Cách phòng ngừa bệnh thai sản

[IMG]

Quan tâm chế độ dinh dưỡng

Hãy trang bị cho mình những kiến thức để phòng tránh một số căn bệnh thai sản nguy hiểm và để có thai kì khỏe mạnh, sự chăm sóc nghỉ ngơi hợp lý sau sinh qua những chia sẻ dưới đây nhé

Phòng ngừa bệnh tiền sản giật
  • Để phòng ngừa căn bệnh thai sản nguy hiểm này thai phụ nên đi khám thai định kì.
  • Có chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung canxi, vitamin D hợp lý.
  • Ăn nhạt tốt cho tim mạch hạn chế triệu chứng phù nề đồng thời bà mẹ mang thai nên giữ ấm khi thời tiết lạnh ẩm.
Phòng ngừa bệnh đái thao đường thai kì
  • Khi mang thai cần kiểm tra thường xuyên.
  • Giữ thói quen vận động tập thể dục giúp bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường thai kì.
  • Vận động 30 phút ở mức vừa phải hầu hết các ngày trong tuần.
  • Chọn thực phẩm nhiều xơ ít béo và calo để phòng ngừa bệnh thai sản này.
Tạo cho thai kì khỏe mạnh không mắc các bệnh thai sản

  • Chú ý lượng thực phẩm hấp thu hằng ngày để em bé đủ chất nhưng mẹ không béo phì.
  • Bổ sung vitamin hợp lý.
  • Thư giãn trong suốt thai kỳ, tránh xa căng thẳng.
  • Uống nhiều sữa để bổ sung canxi và vitamin D.
  • Bổ sung đầy đủ nhu cầu axit folic.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng hoặc những bài yoga dành riêng cho mẹ bầu.
  • Chăm sóc hình ảnh của bản thân gọn gàng, sạch sẽ, xinh đẹp.
  • Học hỏi kiến thức về thai kì, đọc sách thai giáo.
Chăm sóc sản phụ sau sinh
  • Bổ sung dinh dưỡng: sắt, vitamin, protein, chất béo, canxi…..
  • Ngủ đủ giấc để có sức chăm con. Để thai phụ dễ ngủ có thể ăn hạt sen, hoặc các thảo dược có tác dụng an thần dễ ngủ.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh nhiễm trùng sản hậu.
  • Giữ ấm nhưng không nên nằm trong phòng kín, không dùng thai sưởi ấm.
  • Tắm nắng mỗi ngày giúp mẹ hồi phục sức khỏe nhanh.
  • Chăm sóc vệ sinh sạch sẽ bầu vú.
  • Không nên ăn mặn, ăn cay, tránh đồ uống có cồn và chất kích thích.
  • Hạn chế ăn đồ lạnh, hải sản trong 6 tuần đầu sau khi sinh.
Làm mẹ là thiên chức mà tạo hóa đã dành tặng cho người phụ nữ, nhưng nó cũng đem lại những nguy cơ lớn ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ nếu không có hiểu biết và phòng tránh kịp thời.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo đưa ra những thông tin, hiểu biết cơ bản về các bệnh thai sản, khi có bất kỳ những biểu hiện gì bất thường trong thai kỳ bạn nên đến các sở uy tín để khám chữa không chỉ vì sức khỏe của bản thân mà còn vì sự phát triển toàn diện của thai nhi.
 

Giới thiệu

  • Là mạng đăng tin rao vặt miễn phí dành cho người Việt. Phương châm làm cầu nối cho phép quảng cáo rao vặt dễ dàng và hiệu quả nhất cho người đăng quảng cáo, hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng

Điều hướng

Danh mục cá nhân